Cơ hội mới cho lao động Việt Nam ở Nhật
21-02-2019
Cơ hội mới cho lao động Việt Nam ở Nhật
TTO - Nội các Nhật Bản đã thông qua dự thảo điều chỉnh Luật kiểm soát nhập cư và công nhận tị nạn nhằm thu hút thêm nhiều lao động nước ngoài cho các lĩnh vực đang thiếu nhân công. Cơ hội sẽ ra sao?
Dự thảo luật sửa đổi trên sẽ tạo ra 2 loại thị thực (visa) mới cho người nước ngoài làm việc trong những lĩnh vực thiếu lao động.
Loại thứ nhất dành cho lao động có tay nghề và trình độ tiếng Nhật nhất định, được phép lưu trú tại nước này đến 5 năm, song không được đưa gia đình đi cùng. Loại thứ hai dành cho lao động có tay nghề cao hơn, có thể đưa gia đình đi cùng và cuối cùng được cấp quyền cư trú.
Chưa rõ lĩnh vực nhận lao động
Chính quyền Tokyo không nêu rõ các lĩnh vực thiếu lao động, song dự thảo trên dự kiến áp dụng đối với hơn chục lĩnh vực từ nông nghiệp, xây dựng đến khách sạn và điều dưỡng. Theo báo Asahi, đáng lưu ý là các thực tập sinh đã làm việc tại Nhật ít nhất 3 năm liền sẽ có quyền tham gia chương trình xin visa lao động kiểu mới.
Truyền thông Nhật dự đoán nước này sẽ tiếp nhận thêm 500.000 lao động nước ngoài cho đến năm 2025, tăng 40% so với con số 1,28 triệu hiện nay (số liệu tháng 10-2017) vốn chiếm 2% lực lượng lao động toàn Nhật Bản.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Long Sơn - tổng giám đốc Công ty Esuhai - tin rằng đây là cơ hội mới cho lao động Việt Nam. Ông cho biết trong chương trình thường trú cho lao động nước ngoài, Nhật Bản đang áp dụng cho nhóm lao động là kỹ sư.
Nhiều kỹ sư Việt Nam đã được phép đưa gia đình sang sinh sống gần như dài hạn. Tuy nhiên, yêu cầu của Nhật tương đối cao nên số lượng đáp ứng từ Việt Nam không nhiều, trong khi trình độ của các thực tập sinh không đủ đáp ứng cho các điều kiện ngành nghề đang cần.
Trước thực tế này, Nhật Bản đã mở rộng các lĩnh vực, ngành nghề có khả năng tiếp nhận thêm những lao động nước ngoài đòi hỏi trình độ thấp hơn bậc kỹ sư nhưng cao hơn trình độ thực tập sinh.
Theo ông Sơn, chương trình thường trú mới mà Chính phủ Nhật Bản đang bàn là nhằm tiếp nhận đối tượng này, tuy nhiên có lưu ý, đây không phải nhóm lao động phổ thông mà là nhóm lao động
Các bài viết khác
- Hơn 100.000 người đi xuất khẩu lao động trong 9 tháng (23.10.2019)
- Vì sao tỷ lệ người đi xuất khẩu lao động ở Đồng Tháp tăng? (07.06.2019)
- Việt Nam và Nhật Bản sắp ký thỏa thuận mới về xuất khẩu lao động (07.06.2019)
- Bến Tre: Đào tạo nghề, xuất khẩu lao động góp phần đảm bảo an sinh xã hội (08.01.2019)
- Xuất khẩu lao động xác lập kỷ lục mới (08.01.2019)
- Xuất khẩu của Nhật sẽ bị tác động vì đồng yen tăng giá cao (08.01.2019)
- Đã vượt 31% kế hoạch năm 2018 về chỉ tiêu xuất khẩu lao động (08.01.2019)
- Nhật Bản lo ngại trước sự biến động mạnh của đồng Yen (08.01.2019)
- Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (08.01.2019)
- Đi xuất khẩu lao động ở đâu dễ kiếm “nghìn đô”? (26.12.2018)