Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

Phone

Hotline 028 6261 2555 - 0367 327 694

Email

Email xuanluu@ticvn.com - info@tichcm.com

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động
199 Lượt xem

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

08/01/2019 07:36

Chiều 7/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp ông Umeda Kunio, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam xung quanh vấn đề đưa thực tập sinh và lưu học sinh Việt Nam sang Nhật Bản làm việc, học tập.

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động - Ảnh 1

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp ông Umeda Kunio, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam.

 

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: "Chính sách lao động ở Việt Nam hiện đang khá tốt, lao động từ phi chính thức chuyển sang chính thức có hợp đồng lao động chiếm 45,23%, tỷ lệ thất nghiệp trong lao động có trình độ cao đẳng và đại học trong năm 2018 giảm 50% so với năm trước. Trong năm 2019, bên cạnh việc sửa đổi Bộ Luật lao động để trình Quốc hội thông qua, Chính phủ cũng đã đồng ý cho chuẩn bị trình nội dung về sửa đổi Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua vào năm 2020." - Bộ trưởng thông tin.

Nhật Bản là một trong các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, được người lao động Việt Nam ưa thích: “Đối với lĩnh vực thực tập sinh, điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc là lợi ích của hai quốc gia, tạo cơ hội việc làm cho lao động chưa có việc làm ổn định ở Việt Nam, đồng thời cũng phải có trách nhiệm với Nhật Bản trong vấn đề già hóa dân số. 

 Đến nay, các điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam được phía Nhật Bản đánh giá cao, vì số lượng thi lấy chứng chỉ quốc gia trong lĩnh vực điều dưỡng đều đạt trên 80% - 90%. Tuy nhiên xung quanh vấn đề hợp tác đưa thực tập sinh sang Nhật Bản vẫn còn hạn chế, hai bên sẽ bàn cụ thể với nhau để ký bản ghi nhớ, thống nhất những nguyên tắc, cách thức tiến hành sao cho chặt chẽ và hiệu quả theo hướng quan tâm cung cấp nhân lực cho những ngành nghề, lĩnh vực mà phía Nhật đang thiếu" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi.

 

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động - Ảnh 2

Quang cảnh buổi tiếp

 

Tại buổi tiếp, ông Umeda Kunio cho biết, năm 2018, Chương trình thực tập kỹ năng là tâm điểm trong hợp tác nguồn nhân lực (chủ yếu là chuyển giao kỹ thuật), đặc biệt là trong những lĩnh vực mà Nhật đang thiếu lao động thì nguồn nhân lực nước ngoài có năng lực kỹ năng sẽ bổ sung thay thế vị trí đó bên phía Nhật. Tuy nhiên, tình trạng thực tập sinh, lưu học sinh và lao động ở lại cư trú bất hợp pháp và vi phạm pháp luật của Nhật Bản còn nhiều do một số công ty của nợ lương, bóc lột sức lao động; do vẫn còn công ty môi giới thu khoản phí cao khiến thực tập sinh hoặc lưu học sinh chịu áp lực, gánh nặng kinh tế khi họ tới Nhật Bản…  Ông Umeda Kunio ghi nhận những ý kiến của Bộ trưởng, trong đó tâm điểm mà dư luận quan tâm nhất là việc cho phép thực tập sinh nước ngoài có đủ các điều kiện được kéo dài thời gian làm việc tại Nhật Bản lên tới 5 năm. "Luật lao động mới sẽ thiết lập các cơ chế tuyển chọn, quản lý chặt chẽ hơn đối với cả doanh nghiệp tiếp nhận và cả thực tập sinh. Một số cơ quan quản lý lao động nước ngoài sẽ được thành lập mới, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của thực tập sinh, quản lý tốt hơn tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, người lao động nước ngoài”, ông Umeda Kunio nói.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ghi nhận các ý kiến của Đại sứ và thông tin: Chúng ta cần tăng cường quản lý các doanh nghiệp cả hai bên thực hiện nguyên tắc đưa lao động Việt Nam sang Nhật Bản phải thông qua tổ chức. Ở Việt Nam, đây là một lĩnh vực đặc biệt, lĩnh vực có điều kiện liên quan đến con người, do đó việc cấp phép và quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được thực hiện rất chặt chẽ. Đồng thời, hai bên sẽ bàn cụ thể với nhau để ký bản ghi nhớ, thống nhất những nguyên tắc, cách thức tiến hành sao cho chặt chẽ và hiệu quả theo hướng quan tâm cung cấp nhân lực cho những ngành nghề, lĩnh vực mà phía Nhật đang thiếu. Đây cũng là vấn đề cần được tháo gỡ trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ sớm rà soát lại tất cả các công ty, doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang đưa lao động đi làm việc tại Nhật, đánh giá lại hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp đó có bao nhiêu tỷ lệ lao động bỏ trốn, vi phạm pháp luật… để có thể thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động; mở hộp thư để tiếp nhận các ý kiến của doanh nghiệp, người dân, người lao động và công khai thông tin kịp thời tới Đại sứ và phía Nhật Bản…

THANH MẠNH

Chia sẻ:
Bài viết khác:
zalo
Hotline