Visa đặc định và visa kỹ sư có nhiều điểm tương đồng nhưng khác biệt rõ rệt về đối tượng tham gia. Vậy nên nên lựa chọn Visa đặc định hay visa kỹ sư tốt nhất khi đi Nhật? Để giúp người lao động dễ dàng phân biệt, bài viết này TIC sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về visa đặc định và visa kỹ sư Nhật Bản.
Lợi ích khi tham gia visa kỹ năng đặc định Nhật Bản
Vào tháng 12/2018, chính phủ Nhật Bản đã chính thức phê duyệt loại visa mới mang tên “Kỹ năng đặc định” – Tokutei Ginou (特定技能), mở rộng cơ hội cho lao động nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản, bên cạnh visa XKLĐ truyền thống.
- Tokutei Gino 1: Visa có thời hạn 5 năm, dành cho lao động có trình độ tiếng Nhật và kinh nghiệm, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc.
- Tokutei Gino 2: Người lao động cần vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực để đạt visa này.
Lợi ích khi tham gia chương trình kỹ năng đặc định Nhật Bản:
- Được làm việc dài hạn tại Nhật Bản với mức lương cao và vị trí nhân viên chính thức.
- Sử dụng visa TOKUTEI để làm việc hợp pháp tại Nhật.
- Thời gian làm việc tối đa 5 năm.
- Có thể bảo lãnh người thân và định cư lâu dài tại Nhật Bản nếu thi đỗ kỳ thi lên TOKUTEI 2.
- Hưởng đầy đủ quyền lợi và chế độ bảo hiểm theo quy định.
- Được hỗ trợ các chi phí như đi lại, ăn ở...
- Có cơ hội tăng ca, nhận phụ cấp, tăng lương và thưởng định kỳ.
Bên cạnh những ưu điểm của hai loại visa đặc định, vẫn tồn tại một số hạn chế như:
- Giới hạn ngành nghề: Visa đặc định loại 1 chỉ áp dụng cho 14 ngành nghề, trong khi loại 2 chỉ dành cho 2 ngành nghề.
- Hiện tại, kỳ thi tuyển chỉ được tổ chức cho một số ngành nghề nhất định, với tỷ lệ cạnh tranh cao.
- Nếu ngành nghề bạn chọn tổ chức thi tuyển ở ngoài Việt Nam, bạn sẽ phải di chuyển đến quốc gia đó để tham gia kỳ thi.
>>> Xem thêm: Điều kiện xin visa kỹ sư Nhật Bản
So sánh giữa visa đặc định và visa kỹ sư tại Nhật Bản
Điểm giống nhau giữa visa đặc định và visa kỹ sư:
- Mức lương cao: Cả hai loại visa đều mang lại mức lương hấp dẫn, dao động từ 170.000 yên/tháng đến 200.000 yên/tháng, tùy thuộc vào năng lực và hiệu suất công việc.
- Chi phí thấp: Người lao động có thể không phải trả phí nếu thuộc diện đã quy định.
- Làm việc lâu dài và bảo lãnh người thân: Cả hai loại visa đều cho phép làm việc lâu dài tại Nhật Bản và bảo lãnh người thân, tuy nhiên, đối với visa đặc định, chỉ khi đạt đến giai đoạn 2, lao động mới có thể bảo lãnh người thân.
- Cơ hội việc làm tốt sau khi về nước: Người lao động có nhiều cơ hội tiếp tục công việc tốt sau khi trở về nước.
Điểm khác nhau giữa visa đặc định và visa kỹ sư
- Về bàn chất:
- Visa đặc định: Tuyển dụng lao động phổ thông (lao động chân tay).
- Visa kỹ sư: Tuyển dụng lao động trình độ cao (lao động trí thức) sang Nhật làm việc.
- Về điều kiện bằng cấp:
- Visa kỹ năng đặc định: Yêu cầu tốt nghiệp THPT trở lên, không yêu cầu bằng cấp cao hơn.
- Visa kỹ sư: Yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chính quy với chuyên ngành phù hợp. Không chấp nhận các bằng cấp như cao đẳng nghề, trung cấp, hoặc kỹ sư thực hành.
Về điều kiện thời gian lưu trú:
- Visa kỹ năng đặc định loại 1: Thời gian lưu trú tối đa 5 năm.
- Visa kỹ năng đặc định loại 2: Có thể làm việc lâu dài và xin visa vĩnh trú.
- Visa kỹ sư: Không bị hạn chế về thời gian lưu trú.
- Về phạm vi ngành nghề:
Visa đặc định:
- Loại 1: Áp dụng cho 14 ngành nghề.
- Loại 2: Chỉ áp dụng cho 5 ngành nghề.
Visa kỹ sư: Đa dạng ngành nghề lựa chọn, chủ yếu là các ngành kỹ thuật.
- Về vấn đề bảo lãnh người thân:
Visa đặc định:
- Loại 1: Không được bảo lãnh gia đình.
- Loại 2: Được bảo lãnh gia đình nhưng cần thời gian lâu dài. Theo thông tin mới nhất, sau khi hoàn thành chương trình đặc định loại 1, người lao động phải làm việc thêm 5 năm theo visa đặc định loại 2 mới có thể đón gia đình sang Nhật.
Visa kỹ sư: Có thể bảo lãnh người thân sang Nhật nếu chứng minh được năng lực tài chính.
- Về vấn đề chuyển việc:
Cả hai loại visa đều cho phép chuyển việc, nhưng visa kỹ sư dễ dàng hơn. Đối với visa đặc định, việc chuyển việc phải có lý do chính đáng, thường là các lý do khách quan như xí nghiệp phá sản hoặc không gia hạn được visa.
Nên chọn đơn hàng visa đặc định hay visa kỹ sư?
Về cơ bản, visa đặc định và visa kỹ sư để xuất khẩu lao động Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, để chọn lựa đơn hàng phù hợp, bạn nên cân nhắc các yếu tố như năng lực, kinh nghiệm và khả năng tài chính của mình.
- Điều kiện tham gia: Cả hai chương trình yêu cầu trình độ tiếng Nhật tương đương N4.
- Thời gian làm việc: Visa kỹ sư cho phép làm việc lâu dài tại Nhật Bản, trong khi visa kỹ năng đặc định yêu cầu một quá trình nhất định và chỉ có ngành xây dựng và đóng tàu mới có thể xin vĩnh trú.
- Bảo lãnh gia đình: Visa kỹ sư cho phép bảo lãnh vợ con sang Nhật sinh sống và làm việc. Visa kỹ năng đặc định loại 1 không cho phép bảo lãnh, còn loại 2 chỉ áp dụng cho 2 ngành, không bao gồm ngành cơ khí.
- Thu nhập: Mặc dù visa kỹ năng đặc định mang lại thu nhập khá cao, nhưng không thể so sánh với mức lương của kỹ sư. Sự chênh lệch giữa lao động trí óc và lao động chân tay là điều khó tránh khỏi.
>>> Xem thêm: TOP đơn hàng đi Nhật tháng 8/2024
Lời kết
Bài viết trên đây, TIC đã giải đáp chi tiết thắc mắc nên lựa chọn Visa đặc định hay visa kỹ sư. Hy vọng với những thông tin này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chương trinh này. Mọi thắc mắc về chương trình xuất khẩu, du học Nhật Bản, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới.